Ba tháng cuối thai kỳ là giai đoạn nước rút để thai nhi phát triển, cũng như dự trữ cho mẹ nguồn năng lượng dồi dào để hoàn thành sứ mệnh sinh và nuôi con sau này. Vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối sao mới đúng chuẩn?
Ngày đăng: 02-08-2017
3,373 lượt xem
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối cực kỳ quan trọng vì đây là thời điểm thai nhi đã hoàn thiện và tiếp tục phát triển nhanh chóng để thích nghi với cuộc sống mới bên ngoài. Đồng thời, mẹ cũng cần có một sức khỏe tốt dành cho việc sinh nở, phục hồi và cho con bú sau sinh.
Dinh dưỡng 3 tháng cuối rất quan trọng
Thời gian này mẹ bầu cần đặt mục tiêu tăng từ 5-6kg bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của bà bầu. Lưu ý không nên để tăng cân quá nhiều bầu nhé, vì có thể gây thừa cân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
Mặt khác, lúc này vì thai nhi có trọng lượng lớn hơn nên có thể chèn ép cơ hoành, đè lên các bộ phận khác như dạ dày, ruột, bàng quang…làm cho mẹ có cảm giác mệt mỏi, bị táo bón, đi tiểu nhiều và chán ăn. Để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh đến lúc chào đời trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần đầy đủ những dưỡng chất sau.
1/ Chất đạm (Protein)
Đây là dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, giúp hình thành và nuôi dưỡng cơ thể bé trở nên cứng cáp hơn. Bên cạnh đó, Protein còn giúp cơ thể mẹ có khả năng “sản xuất” được nhiều sữa hơn trong quá trình nuôi con. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu 3 tháng cuối ăn gì đảm bảo lượng protein, và cần nạp khoảng 60 gram đạm từ các nguồn thực phẩm khác nhau.
2/ Chất béo
Không chỉ là nguồn năng lượng quan trọng, chất béo còn giúp cơ thể tổng hợp vitamin A, D, E, K và rất tốt cho hệ thần kinh. Phụ nữ mang thai trong giai đoạn này cần bổ sung 70-80 gram chất béo mỗi ngày. Mẹ bầu nên lựa chọn những loại chất béo không no như dầu ô liu, dầu đậu phộng, tránh những chất béo no có trong mỡ động vật, dầu cọ…
Chất béo rất quan trọng đối với bà bầu
3/ Tinh bột
Tinh bột là nguồn dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng, tạo năng lượng sống cho mẹ và thai nhi cũng như sự cấu thành nhân tế bào, cơ, não bộ. Mẹ bầu nên ăn gì bổ sung tinh bột từ gạo, mì, khoai, ngũ cốc nguyên hạt. Không nên bổ sung tinh bột từ các loại bánh mì ngọt, mì trắng vì chúng có ít chất dinh dưỡng nhưng lại dễ gây béo phì.
4/ Canxi
Là dưỡng chất thiết yếu trong suốt quá trình mang thai, canxi giống như “vật liệu” giúp xây dựng nên hệ thống xương răng vững chắc cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Nếu thiếu canxi trẻ sinh ra sẽ bị còi xương, chậm lớn, thấp lùn và người mẹ cũng có nguy cơ bị loãng xương sau khi sinh do thai nhi “hút” canxi từ mẹ.
5/ Chất sắt
Sắt giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo máu cho cơ thể mẹ và bé, thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu máu ở mẹ. Khi thiếu máu cơ thể mẹ trở nên mệt mỏi, choáng váng và có thể gây nên hiện tượng thiếu oxy ở thai nhi rất nguy hiểm. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu cần cung cấp khoảng 30-60mg sắt trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
6/ Vitamin C
Ngoài chức năng chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật và tăng sức đề kháng cho mẹ bầu. Vitamin C còn sản xuất collagen, một loại protein giúp xây dựng cấu trúc xương, sụn, cơ và mạch máu của thai nhi. Do cơ thể không dự trữ được vitamin C nên thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần bổ sung mỗi ngày khoảng từ 100-120mg trong những tháng cuối thai kỳ.
7/ DHA, phát triển trí não
Axit béo Omega-3 DHA và EPA rất cần thiết giúp phát triển mắt, hệ thần kinh và não bộ của thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối khi bộ não của bé đang phát triển nhanh chóng.
8/ Uống đủ nước
Nước rất tốt với bà bầu đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3. Uống đủ nước sẽ giúp mẹ có đủ nước ối, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, ngăn chặn tình trạng táo bón cũng như chứng phù nề. Duy trì thói quen uống nước từ 2-2.5 lít/ngày, trong 1 lần uống không nên uống nhiều vì có thể gây áp lực lên thận.
Gửi bình luận của bạn