Đau đầu khi mang thai là một căn bệnh tưởng chừng đơn giản nhưng vẫn có những biến chứng nguy hiểm đối với cả thai phụ và thai nhi.
Ngày đăng: 02-08-2017
2,681 lượt xem
Mang thai 3 tháng cuối là thời điểm quan trọng trong chu kỳ sinh con của người phụ nữ. Vì vậy trong giai đoạn này, các bà mẹ phải cẩn thận với một số căn bệnh khiến cho việc sinh sản gặp khó khăn và có thể gây ra các trường hợp sinh non, sảy thai, thai lưu,…
1. Nguyên nhân gây đau đầu khi mang thai 3 tháng cuối
Vào 3 tháng cuối của giai đoạn thai kỳ, thai nhi phát triển lớn, trọng lượng tăng, có thể làm cản trở quá trình lưu thông máu lên não và gây ra bệnh đau nhức ở đầu.
Bà bầu đau đầu nguyên nhân từ đâu?
Ngoài ra, có thể kể đến một số yếu tố khác làm tăng chứng đau đầu ở bà bầu 3 tháng cuối là:
- Do sự lo lắng, căng thẳng và suy nghĩ nhiều trong thời gian mang bầu.
- Nội tiết tố trong cơ thể thay đổi khiến bà mẹ bầu dễ mệt mỏi, cáu gắt và đau đầu.
- Chế độ ăn uống không hợp lý, sử dụng các chất kích thích như rượu, bia thuốc lá,…
- Thiếu máu làm Oxy lên não kém, dẫn đến tình trạng đau đầu.
- Sống trong môi trường ồn ào, tinh thần hay bị gò bó, căng thẳng.
- Thiếu ngủ, mệt mỏi liên tục khi vận động, làm việc, hay để cơ thể bị đói, thiếu nước.
- Thay đổi thời tiết đột ngột cũng là nguyên nhân dẫn đến đau đầu ở bà bầu.
- Tư thế nằm sai, hay nằm ngửa khiến các mạch máu bị chèn ép.
2. Nguy hiểm khi đau đầu vào cuối thai kỳ
Đau đầu là một hiện tượng tự nhiên của cơ thể, nhưng đau đầu ở bà bầu mang thai 3 tháng cuối trong nhiều trường hợp có thể là nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng tới thai nhi.
Giống như một số các bệnh lý khác khi mang thai 3 tháng cuối như phù chân, táo bón,… đau đầu thường xuất hiện và khỏi hẳn sau khi bà bầu qua giai đoạn mang thai. Dù vậy, các cơn đau đầu mang đến cảm giác khó chịu, mệt mỏi, khiến các bà mẹ khó ăn, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân cũng như của thai nhi.
Biến chứng nguy hiểm nhất của đau đầu có thể xảy ra trong khi mang thai 3 tháng cuối đó là biến chứng tiền sản giật. Khi bị đau đầu, các bà bầu có thể bị cao huyết áp, là một dấu hiệu phổ biến của tiền sản giật rất nguy hiểm. Thông thường, dấu hiệu tiền sản giật chỉ xuất hiện vào 3 tháng đầu thai kỳ nhưng vẫn có những trường hợp bị kéo dài và nặng hơn ở 3 tháng cuối thai kỳ. Vì vậy, bà bầu mang thai 3 tháng cuối bị mắc bệnh đau đầu cần phải theo dõi thường xuyên và nhập viện ngay khi có các biến chứng xấu.
3. Phòng tránh đau đầu ở 3 tháng cuối thai kỳ
Để phòng ngừa hiệu quả những nguy hiểm khi bị đau đầu ở 3 tháng cuối của thai kỳ, các bà mẹ nên chú ý những lời khuyên dưới đây:
Bà bầu ăn uống hợp lý để tránh bệnh đau đầu
Cần có một chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau xanh, trái cây. Bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng như protein, canxi, magie, sắt,… để cải thiện sức khỏe và tăng cường đề kháng cho cơ thể. Các bà mẹ có thể tham khảo thêm về một số sản phẩm cung cấp vừa và đủ các dưỡng chất như PM Procare. Ngoài tăng cường sức khỏe còn cung cấp thêm dinh dưỡng cho thai nhi giúp cho sự phát triển trong tương lai của bé trở nên toàn diện hơn.
Bà bầu 3 tháng cuối không nên ăn gì ảnh hưởng đến sức khỏe. Tránh các loại đồ uống độc hại, chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…
Không nên làm việc quá nhiều mà nên dành thời gian nghỉ ngơi, nên thư giãn tại không gian yên tĩnh, tránh tiếng động ồn ào và giật mình.
Ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, đem lại lợi ích khi sinh con.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào kể cả có nguồn gốc tự nhiên, thảo dược. Phải được sự đồng ý của bác sĩ mới được dùng.
Nên thường xuyên đi khám định kỳ không chỉ cho mẹ mà còn theo dõi sự phát triển của thai nhi.
Nếu có các triệu chứng đau đầu dữ dội, kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, phù nề, đau bụng,… thì các mẹ nên ngay lập tức nhập viện để được theo dõi và tư vấn một cách tốt nhất cho sức khỏe của mình và bé trong tương lai.
Gửi bình luận của bạn