Cách xử trí nhanh khi bà bầu bị chóng mặt

Chóng mặt khi mang thai là một vấn đề thường gặp và thường xảy ra trong tam cá nguyệt đầu tiên. Để "chung sống" với vấn đề này, mẹ nên tìm hiểu các nguyên nhân và tìm cách xử lý phù hợp.

Ngày đăng: 20-06-2017

2,649 lượt xem

Mẹ bầu thường bị chóng mặt do trạng thái tinh thần và sự thay đổi hormone khiến hệ thống tim mạch và thần kinh liên tục bị điều chỉnh. Nhịp tim của mẹ bầu tăng, tốc độ bơm máu của tim cũng tăng. Tuy nhiên, các mạch máu lại được giãn ra và mở rộng do tác động của hormone nên dẫn đến việc máu trở về tim chậm, gây hạ huyết áp. Đây là nguyên nhân chính của tình trạng chóng mặt khi mang bầu.

Mẹo xử lý nhanh khi bị chóng mặt

Khi cảm thấy chóng mặt, mẹ nên thực hiện ngay các bước dưới đây:

Dừng công việc ngay khi thấy chóng mặt: Khi thấy chóng mặt, mẹ bầu nên dừng công việc ngay để tránh bị ngã, nhất là khi mẹ đang di chuyển, lái xe…

Nằm nghỉ: Ngay khi cảm thấy chóng mặt, mẹ nên nằm nghỉ ngơi. Nên nằm nghiêng bên trái để tăng tối đa lưu lượng máu trong cơ thể và lượng máu đến não.

Ngồi xuống: Nếu không tìm được nơi để nằm, mẹ có thể ngồi xuống, cố gắng để đầu hạ thấp giữa hai đầu gối.

Cách phòng ngừa chóng mặt hiệu quả

Tránh thay đổi tư thế đột ngột: Việc thay đổi tư thế đột ngột hoặc đứng quá lâu quá lâu sẽ làm cho cơ thể không điều chỉnh kịp thời lượng máu dồn máu chưa lên kịp não nên sẽ gây tinh trạng chóng mặt và tình trạng ba bau thang thu 9 kho tho.

Các bầu nên bổ sung các thực phẩm dưỡng chất khi mang thai

Tránh nằm ngửa: Từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, tử cung của người mẹ to lên đáng kể. Việc người mẹ nằm ngửa khi ngủ sẽ tạo ra áp lực cho các cơ quan như thận, phổi khiến máu lưu thông chậm, huyết ap giảm, nhịp tim tăng làm mẹ chóng mặt. Vì vậy, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái sẽ tránh được tình trạng này.

Bổ sung viên sắt: Ba bau thang thu 9 met moi, khó thở có thể do thiết sắt. Thiếu sắt là nguyên nhân làm đầu óc mẹ choáng váng do lượng ôxy đến não và các cơ quan khác trong cơ thể bị hạn chế. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn uống thức ăn có chứa nhiều chất sắt và bổ sung thêm viên sắt mỗi ngày.

Ăn nhiều bữa: Việc bà bầu ăn nhiều bữa và uống nước nhiều là cách giúp ngăn ngừa tình trạng chóng mặt do mất nước và thiếu dinh dưỡng. Mẹ bầu nên ăn mỗi ngày 5-6 bữa, uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày, bổ sung trái cây trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu.

Mặc đồ thoải mái và tránh làm việc nặng: Mẹ bầu nên chọn trang phục thoải mái, dễ thở, rút mồ hôi tốt, tránh những đồ hầm nóng, chật chội. Bên cạnh đó, mẹ bầu chỉ nên làm việc nhẹ nhàng, tránh làm việc hay tập luyện quá sức cũng khiến mẹ bầu chóng mặt.

Nguồn: ST


 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha