Cảm cúm khi mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ tuy không còn quá nguy hiểm với mẹ và bé, nhưng không phải vì thế mà mẹ có thể lơ là cảnh giác bởi khi chưa sinh con ra khỏe mạnh thì dù là một việc rất nhỏ cũng có thể trở thành nguy cơ gây hại.
Ngày đăng: 22-06-2017
2,449 lượt xem
Cảm cúm ở những tháng thứ 7, 8, 9 có ảnh hưởng thế nào đến thai nhi và mẹ nên làm gì nếu ba bau bi cam o thang thu 9. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bà bầu cảm cúm cần điều trị thế nào?
1. Cảm cúm khi mang thai 3 tháng cuối ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?
Thường thì những triệu chứng cảm cúm sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến toàn bộ thai kỳ và sức khỏe của thai nhi. Nhưng khi bị cảm cúm nặng, nếu nhiệt độ cơ thể mẹ kéo dài ở 39 độ C thì mẹ nên thận trọng bởi vì cơ thể bị sốt cao cộng với độc tính của virus cúm có thể gây kích thích co bóp tử cung, gây nên hiện tượng sảy thai hoặc là sinh sớm.
Dù cho tình trạng sảy thai muộn rất ít khi xảy ra nhưng mẹ vẫn nên cẩn thận, dè chừng vì cho đến tháng thứ 7, 8 hay 9 vẫn không có điều gì là đảm bảo cho đến khi mẹ sinh em bé an toàn.
2. Cách trị cảm cúm cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối
Khi ba bau bi cam o thang thu 9, mẹ nên nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, nếu có triệu chứng sốt thì hãy tìm cách hạ sốt như chườm mát, mẹ không nên tự ý sử dụng thuốc hạ sốt vì thuốc hạ sốt có thể gây hại đến thai nhi.
Đồng thời, mẹ hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, cho là không muốn ăn đi nữa. Ngoài ra mẹ cũng nên uống nhiều nước và ăn nhiều trái cây tươi, rau xanh.
Trị cảm cúm tự nhiên để bảo vệ thai nhi
Bà bầu tháng thứ 9 không nên xông hơi để giải cảm vì điều này sẽ làm nhiệt độ cơ thể sẽ tăng cao, dẫn đến nóng nước ối, gây ra các ảnh hưởng tới bào thai. Các tế bào có thể sẽ bị phá hủy và ngăn cản quá trình đưa khí oxy đến với bé. Nếu như nhiệt độ cơ thể mẹ lên đến trên 38 độ C, thai nhi sẽ có nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh và mất nước. Bên cạnh đó, áp lực từ hơi nóng và sự kín khí khi xông hơi sẽ làm cho mẹ bị chóng mặt, ngạt thở, thậm chí là hạ huyết áp và làm giảm số lượng máu đến thai nhi.
Bà bầu tháng thứ 9, 8 , 7Hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ khi các triệu chứng nặng thêm hoặc tăng thêm các triệu chứng như là mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, sốt cao kéo dài.
3. Phòng tránh cảm cúm khi mang thai mà mẹ nên biết
– Uống nước tỏi: Khi bà bầu bị cảm cúm, Mẹ có thể giã nhỏ tỏi và hòa chung với nước ấm để uống. Đồng thời, trong suốt quá trình mang thai mẹ cũng nên ăn tỏi nhiều hơn bình thường hoặc có thể kết hợp tỏi trong các món ăn, vì tỏi có tác dụng phòng tránh cúm rất tốt lại an toàn với cả mẹ và bé.
– Uống nước gừng hoặc đường đỏ: Khi có dấu hiệu cảm lạnh, cảm cúm hoặc vừa đi ngoài trời lạnh trở về, mẹ nên pha một cốc nước gừng đường đỏ ấm để uống và lên giường đi ngủ. Sáng hôm sau dậy, mẹ sẽ thấy đỡ hơn rất nhiều.
– Bổ sung kẽm: Trong chế độ dinh dinh cho bà bầu bị cảm cúm, nên bổ sung vitamin kẽm, Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt nạc, hạt hướng dương và các loại đậu đỗ.
– Bổ sung thêm vitamin C: Có nhiều trong các loại trái cây và rau xanh...
– Uống nhiều nước.
– Súc miệng bằng nước muối vào mỗi buổi tối và sáng.
– Rửa mặt vào mỗi buổi sáng bằng nước lạnh.
– Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh hoặc là đến chỗ đông người khi đang vào mùa dịch.
– Nghỉ ngơi hợp lý.
– Tập luyện thể dục thường xuyên.
– Tiêm phòng cảm cúm trước thai kỳ 3 tháng và hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm nhắc lại ở các lần mang thai kế tiếp vì mũi tiêm phòng cúm chỉ có tác dụng trong vòng 1 năm để phòng ngừa bà bầu bị cảm ở tháng thứ 9.
Gửi bình luận của bạn