Ăn gì trong từng giai đoạn mang thai

Mẹ bầu nên ăn gì trong từng giai đoạn để hỗ trợ tối ưu cho sự phát triển của thai nhi? Câu trả lời nằm trong bài viết sau. Xem ngay kẻo lỡ!

Ngày đăng: 27-07-2017

6,045 lượt xem

Ngoài yếu tố di truyền, dinh dưỡng khi mang thai cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Trí thông minh và chiều cao vượt trội, tất cả đều có thể cải thiện nếu mẹ biết cách ăn đúng khi mang thai. Vậy, mẹ bầu nên ăn gì, ăn như thế nào trong mỗi giai đoạn thai kỳ?

1. Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Hầu hết các cơ quan quan trọng của thai nhi đều hình thành trong giai đoạn đầu: Sự hình thành não bộ và tủy sống, nhịp tim đầu tiên của bé, cơ quan sinh dục… Chính vì vậy, những gì mẹ bầu ăn gì trong giai đoạn này rất quan trọng. Mẹ chọn đúng món có thể bảo vệ con khỏi nguy cơ dị tật, hỗ trợ quá trình phát triển. Ngược lại chọn sai, không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mẹ, sự phát triển của thai nhi cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhiều trường hợp sảy thai, động thai, dị tật thai nhi cũng vì mẹ bầu ăn uống sai trong giai đoạn đầu.

 

 
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

 

Những dưỡng chất quan trọng trong tam cá nguyệt thứ 1:

Trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không thể thiếu A-xít folic: Giúp ngăn ngừa tới 70% dị tật ống thần kinh, dẫn đến các vấn đề về não và tủy sống. Hơn nữa, bổ sung a-xít folic đầy đủ trong thai kỳ còn giúp ngăn ngừa cao huyết áp và tiền sản giật. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung khoảng 600mcg a-xít folic/ngày.

Vitamin B12: Không chỉ giảm thiểu tình trạng nôn ói trong giai đoạn đầu, bổ sung vitamin B12 khi mang thai còn giúp phòng ngừa dị tật thai nhi, nhất là các dị tật liên quan đến não. Để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, bà bầu cần khoảng 2,6 mcg vitamin B12/ ngày.

Chất đạm: Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu cần Bổ sung đạm đầy đủ sẽ giúp bé cưng hoàn thiện các tế bào não, ngăn ngừa một số triệu chứng thần kinh bất thường. Hơn nữa, đạm cũng giúp duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Vitamin C: Hệ miễn dịch suy giảm nên bà bầu rất dễ trở thành đối tượng tấn công của các vi-rút gây bệnh. Bổ sung vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ cảm cúm hoặc các bệnh thông thường.

Thay vì ăn nhiều, mẹ bầu 3 tháng đầu nên ăn đủ nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu 3 tháng đầu. Giai đoạn này em bé còn nhỏ, chưa phát triển nhiều nên mẹ chỉ cần bổ sung thêm khoảng 250-300 calories/ngày trong thực đơn. Chia 3 bữa chính thành 5-6 bữa nhỏ ngày và không bao giờ để dạ dày rỗng là bí quyết ăn đúng trong giai đoạn này.

2. Ăn “chuẩn” khi mang thai 3 tháng giữa

Qua giai đoạn thành hình, những bộ phận quan trọng của thai nhi 3 tháng giữa ngày một hoàn thiện hơn. Hệ xương tăng trưởng theo từng ngày. Nếu có siêu âm, bạn sẽ nhận thấy thai nhi ngày càng giống một đứa trẻ sơ sinh.

 

 

Bà bầu nên bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn nữa

 

Thai nhi càng phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu càng tăng. Vẫn theo quy tắc ăn nhiều bữa, nhưng lúc này, mỗi ngày mẹ cần tăng thêm 300-350 calories vào thực đơn của mình. Ngoài a-xít folic, đạm và các loại vitamin C, B12, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần tăng cường thêm sắt và can-xi. Vitamin A cũng rất cần cho sự phát triển thị giác, tim, gan, phổi, thận và hệ thần kinh trung ương. Vitamin D cần thiết cho sự phát triển hệ xương, tăng khả năng hấp thu can-xi của cơ thể. Chưa kể, nhiều nghiên cứu cho thấy sự thiếu hụt vitamin D trong thời gian mang thai có thể ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ sau sinh.

Khác với giai đoạn đầu thai kỳ, 3 tháng giữa là giai đoạn cân nặng của bà bầu bắt đầu có sự dịch chuyển đáng kể. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này. Để kiểm soát cân nặng, bạn vẫn nên chia nhỏ bữa ăn, tăng cường trái cây, rau xanh trong mỗi bữa. Đồng thời hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe và thực phẩm nhiều đường. Thay vào đó, nên ưu tiên các loại hạt, thức ăn vặt tốt cho sức khỏe như phô mai, sữa chua, ngũ cốc, đậu…

3. Dinh dưỡng trong giai đoạn “tăng tốc”

Theo các chuyên gia, 3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển “thần tốc” nhất, cả về cân nặng, chiều cao hay bộ não. Việc bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng là tiền đề quan trọng, chuẩn bị sức khỏe cho bà bầu để vượt cạn an toàn và nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Nhu cầu năng lượng mỗi ngày cần thêm khoảng 400-450 calories để có thể tăng thêm 5-6kg trong thời gian này. Tất nhiên, chế độ dinh dưỡng vẫn cần đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng. Song song với sắt, can-xi, protein, bà bầu 3 tháng cuối cũng cần tăng cường nhóm a-xít béo omega-3, choline và dưỡng chất có lợi cho sự phát triển não của thai nhi.

Thực phẩm tốt cho bà bầu 3 tháng cuối:

Thịt bò: “Nổi tiếng” với nguồn sắt dồi dào, bà bầu ăn thịt bò giúp ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu. Hơn nữa, thịt bò cũng chứa kẽm và protein, tốt cho sức khỏe bà bầu.

Cá hồi: Không chỉ giàu omega 3, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não, cá hồi có hàm lượng thủy ngân thấp, an toàn hơn cho mẹ và bé.

Cam, chanh, quýt và những loại trái cây giàu vitamin C sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, phát triển hệ xương, răng, cũng như nuôi dưỡng tế bào DNA.

 

 

 


 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha