Ho khi mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 9

Tại tháng thứ chín cũng là tháng cuối của chu kỳ mang thai, đứa trẻ nhận kháng thể từ người mẹ để bảo vệ bản thân chống lại bệnh tật. Trong giai đoạn này, khi bị ho, cả cơ thể mẹ bầu dường như cũng “rung chuyển” theo nên nhiều mẹ lo sợ ho sẽ tác động xấu tới thai nhi. Vì vậy, việc phòng tránh và điều trị ho khi mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 9 cần được quan tâm và lưu ý:

Ngày đăng: 17-04-2017

16,988 lượt xem

Nguyên nhân gây ho khi mẹ bầu mang thai ở tháng thứ 9:

  • Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể bà bầu có sự biến đổi lớn, làm sức đề kháng suy giảm. Do đó, phụ nữ mang thai dễ bị lây nhiễm các vi khuẩn từ môi trường, hay bị virus tấn công dẫn tới tình trạng ho hay viêm họng.
  • Bên cạnh đó quá trình mang thai cũng làm lượng màng nhầy tăng đáng kể, khiến bà bầu bị nghẹt mũi, gây ho và ho có đờm. Màng nhầy không được xử lý đúng cách, trôi xuống cổ họng, dẫn tới viêm họng, viêm đường hô hấp cấp. Những căn bệnh này không chỉ gây phiền toái, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Tại thời kỳ này, thai nhi lớn dần, tử cung sẽ gây áp lực lên ổ bụng, khiến cho dịch ở dạ dày bị trào ngược lên đường hô hấp cũng dẫn tới viêm họng ở phụ nữ mang thai.
  • Do thời tiết giao mùa, dễ bị nhiễm lạnh.

Lưu ý khi điều trị viêm họng, ho cho phụ nữ mang thai:

Việc điều trị các chứng viêm họng, ho khi mẹ bầu mang thai tháng thứ 9 phải tuyệt đối tuân thủ theo quy định của bác sĩ để tránh gây các rối loạn ở phổi, liên quan đến việc đóng ống động mạch của bào thai trong tử cung, có thể kéo dài thời gian mang thai và làm chậm quá trình chuyển dạ

Ngoài ra, chỉ nên dùng thực phẩm để điều trị hoặc tìm tới các dược phẩm, các bài thuốc đến từ thiên nhiên vừa dễ tìm, vừa đơn giản, an toàn, không tốn kém mà hiệu quả lại rất cao.

  • Chanh muối

Các mẹ thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng. Mỗi ngày các mẹ cố gắng ngậm ít nhất 5 lần nhé.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hòa chanh với nước muối rồi uống. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là cách trị viêm họng hiệu quả.

  • Cà rốt

Dùng 1 củ cà rốt, rửa sạch, gọt hết vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Các mẹ pha loãng hỗn hợp này theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng từ 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút nhé.

  • Bột nghệ

Các mẹ lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

Cách này bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.

  • Gừng, chanh và mật ong

Lấy 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng nhé.

Ngoài ra, các mẹ có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

  • Trà và mật ong

Cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm ½ quả chanh vắt sẽ giúp các mẹ giảm được viêm họng.

Củ cải tươi

Nếu mẹ nào ho và viêm họng mà bị khàn tiếng, mất tiếng thì hãy dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống.

Ngoài ra, nấu cháo củ cải nóng với hành và tía tô cũng giúp thai phụ hết bị viêm họng, mất tiếng.

  • Tỏi và sữa nóng

Các mẹ giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi, hòa với một cốc sữa nóng (có thể dùng sữa bà bầu) hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ giúp mẹ bầu giảm viêm họng nhanh chóng đấy.

  • Quất xanh, mật ong

Các mẹ mua một ít quất còn xanh vỏ (khoảng 10 quả), về ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi quả quất ra (để cả vỏ nhé), sau đó cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ong (có thể thay bằng đường) và hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Khi quất còn ấm thì "nhấm nháp" vài thìa nhỏ, ăn 1 ngày vài lần sẽ hết ho và đau họng cực nhanh. 

  • Lá tía tô

Lá tía tô tươi nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng.

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc dân gian, mẹ bầu cần giữ ấm cơ thể và ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe cũng như hạn chế các thực phẩm bà bầu không nên ăn nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi trong những ngày cuối cùng của thai kỳ.

 

 


 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha