Bà bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì?

Thoải mái ăn uống hơn 3 tháng đầu, nhưng mẹ mang thai 3 tháng giữa vẫn cần lưu ý một số thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy, phụ nữ có thai không nên ăn gì trong 3 tháng giữa?

Ngày đăng: 27-07-2017

1,988 lượt xem

Không còn khổ sở vì những cơn ốm nghén, đồng thời cũng quen dần với sự thay đổi hormone và phát triển từng ngày của thai nhi, bà bầu mang thai 3 tháng giữa có thể ăn uống thoải mái hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu vẫn nên tránh một số thực phẩm sau đây.

 

 

Bà bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì

 

1. Thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản

Không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, carbohydrate còn có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi. Tuy nhiên, thay vì ăn thực phẩm chứa carbohydate đơn giản, bầu nên ưu tiên thực phẩm chứa carbohydate dạng phức tạp. Khác với carbohydate đơn giản làm nồng độ insulin tăng đột biến, carbohydate dạng phức tạp được tiêu hóa chậm hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu. Nhờ vậy, nguy cơ mắc phải tiểu đường thai kỳ cũng giảm hẳn.

2. Thực phẩm gây táo bón

Táo bón với những triệu chứng gây khó chịu có thể là vấn đề “gây đau đầu” cho nhiều mẹ ở tam cá nguyệt thứ 2. Vì vậy, thực phẩm cho bà bầu ba tháng giữa nếu nhận thấy một thực phẩm nào có khả năng gây táo bón, tốt nhất, bạn nên loại ngay khỏi thực đơn hàng ngày của mình. Thay vào đó, ăn nhiều trái cây và rau cải, và uống nhiều nước sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón.

3. Rượu, bia

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc uống rượu, bia trong thời gian thai kỳ. Không chỉ là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, uống rượu khi mang thai, dù bất kỳ thời điểm nào, còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng cảnh báo hệ quả nguy hiểm khi mẹ bầu uống rượu: Bé sinh có thính giác kém, xương biến dạng và thận yếu.

 

 

Bia rượu gây hại cho thai nhi

 

4. Chất làm ngọt nhân tạo

Bà bầu ba tháng giữa không nên ăn gì có chất ngọt nhân tạo. Dù chưa có một bằng chứng cụ thể về tác động của chất làm ngọt nhân tạo đối với sự phát triển của thai nhi, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo phụ nữ mang thai nên loại bỏ hoàn toàn hoặc cắt giảm thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo.

5. Cà phê

Cà phê hoặc các loại thức uống chứa caffein đều không thích hợp có mặt trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác hại của caffein đối với sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Theo đó, việc tiêu thụ 1 lượng lớn caffein có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Hơn nữa, caffein cũng cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Nếu uống nhiều, bà bầu có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng thường thấy ở phụ nữ mang thai.

6. Thực phẩm tái, sống

Thực đơn cho bà bầu có các món như: Sushi, sashimi, các loại gỏi, thịt bò tái… có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Nghiêm trọng nhất là vi khuẩn salmonella. Vi khuẩn này sẽ tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể, dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy, nếu là “fan” của những món tái, sống, mẹ nên cố nhịn một chút.

Ngoài ra, bà bầu ba tháng giữa cũng nên lưu ý một số thực phẩm chưa được tiệt trùng như các loại phô mai, sữa chua, nước ép. Thực phẩm chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria gây sảy thai và dị tật thai nhi.

7. Gan động vật

Vitamin A cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển các cơ quan của phôi thai như tim, phổi, thận và hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Vì vậy, việc bổ sung vitamin A khi mang thai rất quan trọng.Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều vitamin A lại là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh và ngộ độc gan, thậm có thể gây dị tật.

Gan động vật là một trong những nguồn cung cấp vitamin A ở dạng hoạt động cao nhất. Chỉ khoảng 80gr gan động vật có thể chứa lượng vitamin A gấp 12 lần nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tránh ăn gan.

 

 


 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha